TRẠI SÁNG TÁC VĂN HỌC TRUYỀN THÔNG MỘC CHÂU 2020: KẾT NỐI CÁC TÁC GIẢ TRẺ VỚI VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC THÁI
Thực hiện kế hoạch hoạt động Dự án “Tăng cường Bình đẳng giới thông qua Du lịch cộng đồng tại Sơn La” do chính phủ Úc tài trợ, tổ chức Action on Poverty (AOP) tại Việt Nam phối hợp cùng Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Phòng Văn hoá huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, và UBND xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La tổ chức Trại sáng tác Văn học Truyền thông Mộc Châu 2020 từ ngày 30/11 đến 05/12/2020. Sự kiện dự kiến sẽ thu hút khoảng 25 cây viết trẻ thuộc lĩnh vực văn học và báo chí tham gia.
Huyện Mộc Châu được biết đến không chỉ với hình ảnh cao nguyên xinh đẹp với khí hậu quanh năm mát mẻ mà còn với những nét văn hóa đậm đà bản sắc như Thái, Mông, Dao, Tày, v.v. Nhằm tạo sân chơi cho những người yêu văn học và báo chí đồng thời giới thiệu mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ), trại sáng tác năm nay sẽ kết nối các cây bút trẻ với cộng đồng dân tộc Thái tại bản Dọi, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Thông qua tác phẩm của mình, các tác giả sẽ góp phần lưu giữ và quảng bá những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng địa phương.

Bên trong nhà lưu trú (homestay) thuộc mô hình DLCĐ bản Dọi
Trong 06 ngày diễn ra Trại sáng tác, các thành viên sẽ tham gia vào chuỗi hội thảo tìm hiểu về văn hoá truyền thống dân tộc Thái và nâng cao kĩ năng trong nghề viết. Mở đầu với hội thảo về câu chuyện của địa phương, các thành viên sẽ lắng nghe người dân chia sẻ về văn hoá dân tộc, cuộc sống đương đại và tác động của đại dịch COVID-19 đến đời sống kinh tế, xã hội của họ. Dựa trên chất liệu đó, các tác giả sẽ sáng tác tác phẩm văn học và báo chí, đồng thời gợi ý cho người dân địa phương cách biến những chất liệu này thành câu chuyện hấp dẫn khách du lịch.

Cuộc sống hàng ngày của người dân bản Dọi
Hội thảo chia sẻ về sáng tác văn học sẽ được diễn ra trong ngày tiếp theo với sự tham gia của các tác giả nổi tiếng đến từ Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam và Hội Nhà văn. Tại đây, những cây viết kinh nghiệm sẽ hướng dẫn cách lựa chọn đề tài và chia sẻ kinh nghiệm của họ trong quá trình sáng tác. Dưới sự gọt rũa của các tác giả có kinh nghiệm, các tác phẩm văn học và báo chí của những cây viết trẻ trong Trại sáng tác được hoàn thiện hơn về ý tưởng cũng như phương pháp thể hiện. Không chỉ có vậy, trong suốt 06 ngày diễn ra Trại sáng tác, các tác giả trẻ sẽ được trải nghiệm thực tế cuộc sống của cộng đồng địa phương thông qua việc quan sát, trò chuyện cùng người dân và lưu lại những khung hình minh hoạ cho các tác phẩm. Những chủ đề ưu tiên của Trại sáng tác năm nay bao gồm văn hoá dân tộc, đời sống địa phương, phụ nữ, ảnh hưởng của dịch COVID-19 và các câu chuyện khác về điểm DLCĐ bản Dọi.

Đoàn khách du lịch chụp ảnh kỉ niệm với người dân tại bản Dọi
Trong khuôn khổ Trại sáng tác, ban tổ chức sẽ trao giải cho những những tác phẩm xuất sắc nhất. Các giải thưởng bao gồm: 03 giải xuất sắc nhất dành cho 03 lĩnh vực báo chí, văn học và tác phẩm viết về người phụ nữ dân tộc (mỗi giải trị giá 5.000.000VNĐ) và 06 giải cho 06 tác phẩm đồng hạng (mỗi giải trị giá 1.000.000VNĐ). Triển lãm tác phẩm và hội thảo công bố,
trao giải dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 02/2021 tại Hà Nội. Trại sáng tác hoan nghênh sự tham gia của các tác giả tự do. Các tác giả tự do sẽ đóng góp 40% cho tổng chi phí chuyến đi, tương đương với 3.000.000VNĐ. AOP hỗ trợ 60% chi phí còn lại (không bao gồm chi phí di chuyển từ các tỉnh thành tới Hà Nội). Thời gian đăng kí sẽ kéo dài đến hết ngày 28/11/2020. Để đăng kí hoặc tư vấn thêm thông tin về Trại sáng tác, các tác giả vui lòng liên hệ với chị Lê Thị Hiền (Cán bộ điều phối chương trình của AOP) theo số điện thoại 0942.903.893

Bên trong nhà lưu trú (homestay) thuộc mô hình DLCĐ bản Dọi
Trong 06 ngày diễn ra Trại sáng tác, các thành viên sẽ tham gia vào chuỗi hội thảo tìm hiểu về văn hoá truyền thống dân tộc Thái và nâng cao kĩ năng trong nghề viết. Mở đầu với hội thảo về câu chuyện của địa phương, các thành viên sẽ lắng nghe người dân chia sẻ về văn hoá dân tộc, cuộc sống đương đại và tác động của đại dịch COVID-19 đến đời sống kinh tế, xã hội của họ. Dựa trên chất liệu đó, các tác giả sẽ sáng tác tác phẩm văn học và báo chí, đồng thời gợi ý cho người dân địa phương cách biến những chất liệu này thành câu chuyện hấp dẫn khách du lịch.

Cuộc sống hàng ngày của người dân bản Dọi
Hội thảo chia sẻ về sáng tác văn học sẽ được diễn ra trong ngày tiếp theo với sự tham gia của các tác giả nổi tiếng đến từ Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam và Hội Nhà văn. Tại đây, những cây viết kinh nghiệm sẽ hướng dẫn cách lựa chọn đề tài và chia sẻ kinh nghiệm của họ trong quá trình sáng tác. Dưới sự gọt rũa của các tác giả có kinh nghiệm, các tác phẩm văn học và báo chí của những cây viết trẻ trong Trại sáng tác được hoàn thiện hơn về ý tưởng cũng như phương pháp thể hiện. Không chỉ có vậy, trong suốt 06 ngày diễn ra Trại sáng tác, các tác giả trẻ sẽ được trải nghiệm thực tế cuộc sống của cộng đồng địa phương thông qua việc quan sát, trò chuyện cùng người dân và lưu lại những khung hình minh hoạ cho các tác phẩm. Những chủ đề ưu tiên của Trại sáng tác năm nay bao gồm văn hoá dân tộc, đời sống địa phương, phụ nữ, ảnh hưởng của dịch COVID-19 và các câu chuyện khác về điểm DLCĐ bản Dọi.

Đoàn khách du lịch chụp ảnh kỉ niệm với người dân tại bản Dọi
Trong khuôn khổ Trại sáng tác, ban tổ chức sẽ trao giải cho những những tác phẩm xuất sắc nhất. Các giải thưởng bao gồm: 03 giải xuất sắc nhất dành cho 03 lĩnh vực báo chí, văn học và tác phẩm viết về người phụ nữ dân tộc (mỗi giải trị giá 5.000.000VNĐ) và 06 giải cho 06 tác phẩm đồng hạng (mỗi giải trị giá 1.000.000VNĐ). Triển lãm tác phẩm và hội thảo công bố,
trao giải dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 02/2021 tại Hà Nội. Trại sáng tác hoan nghênh sự tham gia của các tác giả tự do. Các tác giả tự do sẽ đóng góp 40% cho tổng chi phí chuyến đi, tương đương với 3.000.000VNĐ. AOP hỗ trợ 60% chi phí còn lại (không bao gồm chi phí di chuyển từ các tỉnh thành tới Hà Nội). Thời gian đăng kí sẽ kéo dài đến hết ngày 28/11/2020. Để đăng kí hoặc tư vấn thêm thông tin về Trại sáng tác, các tác giả vui lòng liên hệ với chị Lê Thị Hiền (Cán bộ điều phối chương trình của AOP) theo số điện thoại 0942.903.893
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn